Góc Thư viện “CHỦ ĐỀ THÁNG 12 – Chào mừng ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12”

Lượt xem:

Đọc bài viết

NHẬT KÝ NGUYỄN VĂN THÂN

BÃO LỬA CẦU VỒNG

     “Bão lửa cầu vồng” được tác giả Đặng Văn Hưng sưu tầm và giới thiệu nằm trong hệ thống tủ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Các bạn đã biết đến những trang nhật ký chiến tranh nổi tiếng của anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”; của một nữ bác sĩ anh hùng trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”: của họa sĩ trẻ Hoàng Thượng Lân với “ Tài hoa ra trận”… Giờ đây, tủ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” lại có thêm những trang ghi chép đầy khói lửa đạn bom của một chiến sĩ pháo binh, xuất thân từ nghề thợ mộc.

     Tác giả cuốn sách này là cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Văn Thân, hiện đã không còn nữa. Ông đã vĩnh biệt ra đi năm 2001, sau những năm tháng gian khổ, ác liệt tại chiến trường cùng bao lo toan vất vả của cuộc sống đời thường.

     Nguyễn Văn Thân sinh năm 1944 trong một gia đình nông dân tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

    Ngày 27-01-1966, hưởng ứng lệnh Tổng động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 45 chàng trai xã Chàng Sơn đã lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong số đó có tác giả. Sau ba tháng huấn luyện ở Tam Đảo, họ đã được biên chế vào Trung đoàn 208 và sau đó Nguyễn Văn Thân được vào Trung đoàn 84 thuộc Bộ Tư lệnh 351.

     Giữa tháng 11 năm 1966, Trung đoàn 84 đã bắt đầu hành quân vào chiến trường B. Ngày đó, Nguyễn Văn Thân vừa tròn 22 tuổi và anh cũng đã bắt đầu viết những trang nhật ký đầu tiên trong sổ tay của mình từ đó. Khi đơn vị anh lên đường đi B, tranh thủ những giờ phusttajm nghỉ ngơi sau những chặn hành quân, những ngày nghỉ sau mỗi trận đánh, bằng sự quan sát, cảm nhận tinh tế của mình và việc mình đã gặp, đã thấy, đã nghe… âm hưởng của những ngày tháng gian khổ và hào hùng ấy in đậm trong tâm trí của tác giả. Anh đã ghi chép đầy đủ, chân thực từ cuộc hành trình đi bộ từ Bắc vào Nam, đến cuộc sống chiến đâu sih hoạt của người lính, từ tình cảm của người lính đối với đồng đọi, gia đình đến sự ác liệt của chiến tranh, sự , sự mất mác đau thương của những đồng đội đã hy sinh nơi chiến trường…

     Những trang viết của anh chân chất hồn hậu. Phần đầu có lẽ ảnh hưởng của không khí hào hùng, háo hức ra trận, vì cái hồn nhiên của chàng trai trẻ chốn quê ngày đầu đứng trong quân ngũ, nên ở một đoạn lời văn có vẻ “hô hào”. Nhưng những trang ghi chép sau đó đã thuyết phục người đọc bằng sự chân thực và sinh động. Đó là những suy nghĩ rất thật của một người chiến sĩ pháo binh mặt trận B5 là sự thật của chiến tranh. Và thật hơn cả sự thật là chiến tranh với bộ mặt khủng khiếp của nó, được nhìn nhận từ chính bản thân và bằng cả cuộc đời những người trong cuộc.

     Từ năm 1971, tổng cộng đã có 5 cuốn sổ tay cở nhở đã viết dày đặc chữ, với rất nhiều màu mực, nét bút khác nhau, được tác giả cất kĩ dưới đáy balo. Tuy nhiên, trong cuốn sách này chỉ có tư liệu đến tháng 04-1970, phần ghi chép còn lại của anh đã bị thất lạc.

     Đọc “Bão lửa cầu vồng” của Nguyễn Văn Thân, chúng ta không chỉ bắt gặp lại mưa Trường Sơn dưới con mắt một người lính pháo binh: những chặn mưa, những chặn hành quân nặng những nỗi niềm… mà còn có hơi thở của cỏ cây, đất đồi, mùi khét của thác pháo đạn bom, mùi nồng mặn của những giọt mồ hôi và nước mắt, mùi tanh tửi của máu, mùi cháy khét của thịt da, màu xanh vời vợi thăm thẳm của bầu trời những ngày nắng lửa và cả màu xám xịt trĩu nặng của đất trời những ngày mưa bão,ánh trăng và cả cái sắc đen kịt của những đêm hành quân…đều ùa vào nhật ký của anh.

     Thư viện xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc nhật ký của Nguyễn Văn Thân “Bão lửa cầu vồng” do Đặng Văn Hưng sưu tầm và giới thiệu được nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2006.

TK:2541

Bài: Võ Thành Uyên Thục – Nhân viên Thư viện.

Ảnh: Đỗ Quang Trình.